
GS.Tôn Thất Tùng – Cha đẻ phương pháp ghép gan 4 phút khiến cả thế giới nể phục
Ngày 28/11/2022424Tôn Thất Tùng được biết đến là người tạo ra phương pháp cho phép cắt bỏ gan chỉ trong vòng 4 đến 8 phút. Trong khi phương pháp cổ điển mang tên giáo sư Lortat-Jacob người Pháp phải mất từ 3 đến 6 giờ. Chính phát minh này của ông đã khiến giới y học nói riêng và cả thế giới sửng sốt. Trong nội dung hôm nay, Topbaihat xin giới thiệu những thông tin xung quanh vị giáo sư tài ba này nhé.
Tiểu sử của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là nhà phẫu thuật nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là cha đẻ của “phương pháp cắt bỏ gan khô”. Hay còn được giới y học gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng”. 10/5/2022 vừa qua đã kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông và Google cũng đã vinh danh vị bác sĩ tài ba bằng hình ảnh Doodle.
GS.Tôn Thất Tùng – Cha đẻ phương pháp ghép gan 4 phút khiến cả thế giới nể phục
Giáo sư Tôn Thất Tùng, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Năm 1932, ông đã học tập tại Trường Y Dược – thành viên của Đại học Đông Dương. Năm 1935, Tôn Thất Tùng được tuyển cùng 10 sinh viên khác vào làm ngoại trú tại bệnh viện Phủ Doãn. Sau đó, vị giáo sư này là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của Trường Y Dược ( Bệnh viện Việt – Đức ngày nay).
Quá trình hoạt động trong ngành y học Việt của GS Tôn Thất Tùng
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát bác sĩ Tôn Thất Tùng phát hiện trong gan của bệnh nhân có hàng chục con giun đang bò trong đường mật. Với dụng cụ thô sơ chỉ là con dao nạo lúc bấy giờ vị giáo sư này cẩn thận mổ xẻ cấu trúc của lá gan. Trong khoảng thời gian từ năm 1935 đến năm 1939 ông đã mổ xẻ hơn 200 xác chết để nghiên cứu mạch máu.
Trên cơ sở đó, vị giáo sư này đã viết và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa với tiêu đề “Cách phân chia các mạch máu của gan”. Về luận án này, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã được nhận Huy chương Bạc của Đại học Paris (Đại học Y Dược Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận).
Quá trình hoạt động trong ngành y học Việt của GS Tôn Thất Tùng
Vào những năm 1960, GS đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”. Đây là một phương pháp phẫu thuật hoàn toàn hiện đại khác hoàn toàn với những phương pháp cổ điển trước đây. Bởi trước đó, do không mô tả chính xác mạch máu trong gan nên các bác sĩ phẫu thuật của Anh, Đức, Nga … . Đã cắt gan tổng cộng 87 trường hợp nhưng tất cả đều là cắt gan không thành. Ông cho rằng làm như vậy rất nguy hiểm, vì nếu vết cắt không được thực hiện đúng cách, bệnh nhân có thể tử vong do hoại tử gan hay mất máu.
Năm 1958, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã tiến hành thành công ca phẫu thuật tim đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1959, ông phát triển khoa phẫu thuật sọ não và phẫu thuật nhi khoa. Năm 1960, GS là người đầu tiên đề xuất và áp dụng phương pháp phẫu thuật gan của Việt Nam với kết quả xuất sắc. Năm 1965, GS đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tim bằng máy tim phổi nhân tạo tại Việt Nam.
Phương pháp Tôn Thất Tùng ra đời như thế nào?
Giáo sư Tôn Thất Tùng đột ngột qua đời vì một cơn đau tim năm 1982. Ngay sau khi nhận được hung tin, trong bức thư gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Tiến sĩ Jean-Michel Krivine – Trưởng khoa Phẫu thuật Trung tâm Nghệ thuật Bệnh viện Émile Roux, Paris. Đã viết : “Cái chết của Giáo sư Tùng khiến tôi cũng như nhiều bạn bè của ông cảm thấy bàng hoàng (…) Không ai có thể thay thế Giáo sư Tôn Thất Tùng. Không ai Không có một bác sĩ phẫu thuật tầm cỡ của một giáo sư trong thế hệ hiện tại. Nhưng giáo sư vẫn sống với trường phái mà vị giáo sư này sáng lập … ”.
Phương pháp Tôn Thất Tùng ra đời như thế nào?
Lời kết
Trên đây là những thông tin về vị Giáo sư huyền thoại của Việt Nam – Tôn Thất Tùng. Những nghiên cứu và kết quả mà ông mang lại đã giúp cho nền y học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có một bước phát triển vượt bậc. Ông đã khiến cả thế giới phải sửng sốt bởi kết quả đáng kinh ngạc qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi trong lĩnh vực phẫu thuật gan.
Xem thêm: Vioedu – Đấu trường toán học trực tuyến thông minh 2022